Đã trở thành thông lệ, mỗi khi xảy ra tình trang các quân nhân trẻ trong Quân đội bị tử vong do bị cấp trên hành hung. Trên mạng xã hội lại xuất hiện câu hỏi: Vì sao tuyệt đại đa số con em các lãnh đạo, và người có tiền không phải tham gia nghĩa vụ quân sự như con em dân nghèo?
Theo Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, quy định rằng mọi công dân có trách nhiệm phục vụ trong Quân đội Việt Nam. Cụ thể, công dân nam giới trong độ tuổi từ 18 – 25, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nếu đang học Cao đẳng, Đại học, thì độ tuổi này kéo dài đến hết 27.
Tuy nhiên, trên thực tế tuyệt đại đa số con em của các gia đình có tiền, cũng như các quan chức lãnh đạo thường nghiễm nhiên được hưởng “đặc quyền”: không phải đi nghĩa vụ quân sự do chạy chọt.
Ngược lại, con em của các gia đình nghèo vì không có tiền chạy, hay ý những người vẫn thức được tránh nhiệm đối với tổ quốc…, thì phải đi nghĩa vụ quân sự. Để rồi bị chỉ huy đơn vị đánh chết và chẳng có ai chịu trách nhiệm.
Đây là hệ quả của việc không đảm bảo công bằng, và thiếu tính minh bạch trong việc giám sát của toàn xã hội cũng như nguòi dân.
Theo kinh nghiệm các quốc gia láng giềng của Việt Nam, việc tuyển chọn công dân tham gia nghĩa vụ quân sự đảm bảo sự bình đẳng rất dễ dàng. Thông qua việc bắt thăm một cách công khai chỉ với 1 lần duy nhất trong đời cho mỗi công dân nam được tổ chức hàng năm.
Với một hũ kín được để cao hơn tầm mắt của người bốc thăm, trong hũ có chưa các phiếu màu Đỏ và màu Đen tương đương với số người tham gia bốc thăm và số lượng quân nhân cần tuyển.
Với sự theo dõi của một hội đồng do người dân trong phường, xã bầu ra; cộng với sư quan sát của tất cả các thanh niên tham gia bốc thăm. Như vậy có thể hạn chế tới mực tối đa việc sử dụng tiền bạc và quyền lực để trốn nghĩa vụ quân sự.
Thi hành nghĩa vụ quân sự là vấn đề rất quan trọng để góp phần bảo vệ sự an toàn và ổn định của chế độ. Nhưng, cũng phải đảm bảo tính minh bạch để như duy trì niềm tin của nhân dân.
Thu Phương – Thoibao.de