Khi một người tu hành quyết tâm thực hiện con đường Hạnh đầu đà, điều họ cần nhất không phải là sự bảo vệ áp đặt hay những mưu toan bên ngoài, mà chính là sự tự do để chuyên tâm tu tập. Thế nhưng, với sự xuất hiện và áp chế của Đoàn Văn Báu, hành trình của sư Minh Tuệ ngày càng bị bóp nghẹt, khiến dư luận không khỏi đặt ra câu hỏi: Liệu ông Báu có thực sự đến, bỏ đi và rồi quay lại với sư Minh Tuệ vì sự ngưỡng mộ, hay vì một mục đích nào khác?
Ban đầu, ông Đoàn Văn Báu xuất hiện với hình ảnh một người hộ trì cho sư Minh Tuệ, được nhiều người ca ngợi là “hộ pháp” sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ nhà sư. Nhưng càng về sau, những hành động của ông lại đi ngược với tinh thần hộ trì chân chính, khi ông liên tục can thiệp vào việc tu tập của sư Minh Tuệ và tăng đoàn, áp đặt những quy tắc trái ngược với Hạnh đầu đà.
Trước sự bất bình của đoàn bộ hành, thượng tá Báu đã tự ý rời đi, quay lại và xin “xả lời thề”. Những rối rắm đó đều xuất phát từ tư lợi và sân hận của một cán bộ tuyên giáo. Báu muốn mình là trưởng đoàn và mọi thứ phải trong tầm kiểm soát.
Thực tế, tu Hạnh đầu đà không có lịch trình cố định, không tích trữ của cúng dường, không lên kế hoạch trước nơi nghỉ. Nhưng ông Báu lại làm tất cả những điều này, đi ngược với tinh thần của pháp tu mà sư Minh Tuệ đang theo đuổi.
Vậy, câu hỏi đặt ra là: Ông Báu thực sự không hiểu về Hạnh đầu đà, hay hiểu nhưng cố tình phá vỡ nó?
Nếu thực sự ngưỡng mộ sư Minh Tuệ, với trình độ học vấn của một tiến sĩ, ông Báu hoàn toàn có thể nghiên cứu kỹ về pháp tu này trước khi đồng hành. Nhưng cách ông hành xử cho thấy điều ngược lại. Ông Báu tự ý sắp xếp lộ trình, nơi nghỉ, thậm chí can thiệp vào việc có cho phép các sư khác tham gia đoàn hay không. Khi hợp tác với YouTuber Lê Khả Giáp, ông Báu đã tận dụng sự quan tâm của dư luận để thu hút lượt xem và bật chức năng kiếm tiền trên YouTube. Theo ước tính, kênh của ông có thể mang lại 30 – 50 triệu VNĐ/ngày – một con số không nhỏ.
Từ một nhân vật vô danh, ông Báu nhanh chóng trở thành tâm điểm, được tung hô như một người duy nhất có thể bảo vệ sư Minh Tuệ, dù chính sư đã nhiều lần khẳng định không cần bảo vệ.
Điều sư Minh Tuệ cần không phải là một “vệ sĩ”, mà là sự tự do để thực hành pháp tu theo đúng chánh pháp. Nhưng mỗi khi sư bày tỏ mong muốn được tu tập độc lập, ông Báu vẫn tìm cách bám víu và tiếp tục áp đặt sự hiện diện của mình.
Đã đến lúc những ai thực sự tôn kính sư Minh Tuệ lên tiếng, để người tu hành được tu tập đúng theo con đường của họ – không bị thao túng, không bị biến thành công cụ để người khác trục lợi.
Thu Phương